TƯ VẤN HỆ THỐNG ISO 22000
1. ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
2. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2007).
Hiện tại, tiêu chuẩn mới nhất của ISO 22000 là phiên bản năm 2018.
3. Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện bao gồm các yêu cầu:
- Quản lý tài liệu hồ sơ,
- Cam kết của lãnh đạo,
- Quản lý nguồn lực,
- Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP)
- Kiểm tra xác nhận,
- Xác định nguồn gốc,
- Trao đổi thông tin và
- Cải tiến hệ thống.
Tổ chức có thể sử dụng các nguồn lực bên trong (nhân viên của tổ chức) hoặc các nguồn lực bên ngoài (tư vấn) để đáp ứng các yêu cầu này.
CHỨNG NHẬN ISO 22000 THAY THẾ GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM
- Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định: ” Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
- Nghĩa là Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
QUY TRÌNH TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 22000-2018
1. Xác nhận thông tin khách hàng: địa điểm, quy mô, phạm vi áp dụng.
2. Đánh giá điều kiện và bối cảnh của tổ chức (có thể thực hiện tại khảo sát thực tế cơ sở khách hàng).
3. Tiến hành khóa đào tạo nhận thức tiêu chuẩn ISO 22000:2018, đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ HTQLCL.
4. Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản quy trình, hướng dẫn thực hiện ISO 22000:2018.
5. Hướng dẫn thực hiện áp dụng hệ thống văn bản quy trình và cách thức duy trì văn bản hồ sơ kết quả thực hiện.
6. Hướng dẫn đánh giá nội bộ HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 22000-2018, cách thức lập báo cáo phát hiện đánh giá.
7. Hướng dẫn biện pháp hành động khắc phục, phòng ngừa và giải quyết rủi ro.
8. Hướng dẫn hoàn thiện hệ thống văn bản chuẩn bị cho hoạt động đánh giá chứng nhận.
9. Đánh giá chứng nhận, hành động khắc phục sau chứng nhận và nhận giấy chứng chỉ ISO 22000-2018.
Mọi nhu cầu của Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với DN'CERT theo:
Hotline: 0377 55 77 52
Email: cskh@dn-cert.com