TƯ VẤN TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng các đơn vị sản xuất nhập khẩu luôn đưa ra nhiều sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng. Việc sản phẩm đạt một tiêu chuẩn nào đó sẽ giúp giá trị của sản phẩm được nâng lên, đồng thời tạo uy tín về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Đối với những sản phẩm như: thực phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ tiếp xúc thực phẩm v..v chất lượng sản phẩm bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuy nhiên, các sản phẩm khác như: nước rửa bát, nước lau sàn, nước giặt, bột giặt v..v chỉ cần đăng ký công bố tiêu chuẩn cơ sở là được phép lưu hành tại Việt Nam.
1. Công bố tiêu chuẩn cơ sở là gì?
Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,quá trình, môi trường,.. giúp cho doanh nghiệp có căn cứ pháp lý để thực hiện sản xuất kinh doanh. do doanh nghiệp tự thực hiện xây dựng, công bố, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và người tiêu dùng.
Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc thông báo về tiêu chuẩn áp dụng của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
2. Căn cứ pháp lý của đăng ký công bố tiêu chuẩn cơ sở là gì?
Công bố tiêu chuẩn cơ sở được ban hành theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa Học và Công Nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
3. Thẩm quyền công bố tiêu chuẩn cơ sở
Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện gồm: bao bì hàng hóa, nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
4. Các quy định của pháp luật về công bố tiêu chuẩn cơ sở
a) Các loại tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở gồm các loại sau:
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường.
Tùy theo các loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp nhất cho cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Các phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
5. Trình tự thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở
Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cơ bản trải qua các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
6. Một số quy định của pháp luật về tiêu chuẩn cơ sở
a) Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở
Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở phải được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau ký hiệu TCCS;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ:
TCCS 79:2024/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 79, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2024.
b) Nội dung trình bày tiêu chuẩn cơ sở
Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Phần 1: Mục lục;
- Phần 2: Thông tin mở đầu;
- Phần 3: Phần cơ bản của tiêu chuẩn (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần 4: Thông tin bổ sung.
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, thông tin chính xác, dễ đọc, không sai lỗi chính rả, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.
Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
7. Dịch vụ công bố tiêu chuẩn cơ sở tại DN CERT
Khách hàng làm hồ sơ Công bố tiêu chuẩn cơ sở tại Việt Luật, quý khách sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
DN Cert tư vấn hành lang pháp lý cho khách hàng trước khi Công bố TCCS như:
- Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn Công bố, tư vấn các thủ tục khác liên quan đến Công bố tiêu chuẩn cơ sở;
- Quý khách sẽ được kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
- Việt Luật sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc. Việc này dựa trên thông tin quý khách hàng cung cấp;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Công bố tiêu chuẩn cơ sở, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ công bố tiêu chuẩn cơ sở. Chúng tôi sẽ tiến hành soạn Hồ sơ Công bố tiêu chuẩn cơ sở cho khách hàng theo đúng lịch trình, thời gian, chi phí như đã cam kết;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;
- Chúng tôi đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký Công bố tiêu chuẩn cơ sở cho cơ quan Nhà nước và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu;
- Khi có kết quả của việc công bố, Việt Luật đại diện cho khách hàng nhận kết quả là Bản Công bố TCCS.
Mọi chi tiết và thắc mắc xin liên hệ qua hotline: 0377 55 77 52 hoặc email: cskh@dn-cert.com để được DN CERT tư vấn nhanh nhất.