TƯ VẤN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

1. Nông nghiệp hữu cơ là gì? Có nên chuyển đổi canh tác theo nông nghiệp hữu cơ không?

Nông nghiệp hữu cơ là một mô hình nông nghiệp còn khá mới tại Việt Nam nhưng đã được áp dụng từ lâu ở những nước phát triển. Trong bối cảnh thực phẩm bẩn tràn lan, không kiểm soát như hiện nay thì những thực phẩm gắn nhãn “thực phẩm xanh, sạch, nguyên chất, không hóa chất”,… sẽ nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Do đó việc phát triển nông nghiêp hữu cơ chắc chắn sẽ là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp nước ta hiện nay.

2. Nông nghiệp hữu cơ – Mô hình phát triển bền vững tất yếu

Nông nghiệp hữu cơ là việc sản xuất dựa trên tiêu chuẩn các nguyên tắc quy định bởi IFOAM (Liên đoàn các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ Quốc tế). Mục tiêu của nguyên tắc này là các hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi được đảm bảo và tạo ra các sản phẩm chất lượng an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, canh tác theo nông nghiệp hữu cơ còn mang lại hiệu quả trong kinh tế, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất. Đây là phương pháp trồng rau, củ, quả không sử dụng bất kì loại hóa chất độc hại trong bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh, cỏ dại cũng như phân hóa học, sản xuất hướng đến sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

Năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơTiếp theo, ngày 29/8/2018 Chính phủ Ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ. Qua đó, để sản xuất trồng trọt hữu cơ, các Công ty/Doanh nghiệp, Tổ chức nông dân, người sản xuất cần nắm các vấn đề trọng tâm như sau:

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng. Điều kiện tự nhiên, không sử dụng yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống công bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.

NNHC có 7 nguyên tắc:

  1. Áp dụng quản lý hữu cơ trong dài hạn, bền vững, theo hướng sinh thái và có tính hệ thống;
  2. Đảm bảo độ phì của đất trong dài hạn và dựa trên đặc tính sinh học của đất;
  3. Giảm thiểu các đầu vào là chất tổng hợp;
  4. Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, chế biến đến môi trường xung quanh;
  5. Hệ thống hữu cơ không sử dụng các công nghệ phi tự nhiên;
  6. Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh;
  7. Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt chuỗi cung ứng.

Tổng quan các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ quốc tế phổ biến ở Việt Nam

  1. USDA: Tên chứng nhận: USDA Đây là một trong những chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. USDA còn có nhiều cấp bậc nhưng chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được gắn dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.
  2. Tiêu chuẩn hữu cơ EU bởi Liên Minh Châu ÂuTên chứng nhận: EU Các nhãn sản phẩm hữu cơ EU hiện nay nghĩa là ít nhất 95% thành phần được sử dụng trong thực phẩm hữu cơ được chế biến từ nguồn gốc hữu cơ.
  3. Tiêu chuẩn JAS ban hành bởi Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản.
  4. Tên chứng nhận: JAS Các tiêu chuẩn JAS cho cây trồng và thực phẩm chế biến hữu cơ nguồn gốc thực vật được thành lập năm 2000 trên cơ sở hợp với hướng dẫn cho việc sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị các loại thực phẩm hữu cơ được sản xuất mà đã được thông qua bởi Ủy ban Codex Alimentarius4. Tiêu chuẩn hữu cơ Canada
  5. Chứng nhận hữu cơ Canada dành cho các nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ do Ban Thanh tra thực phẩm hữu cơ Canada liên kết quản lý chặt chẽ với ngành sản xuất hữu cơ. Bản nội quy các sản phẩm hữu cơ và logo mới này đã được thông qua và áp dụng thực hiện bởi chính phủ Canada năm 2009

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0377 55 77 52 

Email: cskh@dn-cert.com

Các ơn Quý khách hàng đã quan tâm!


Đã thêm vào giỏ hàng