BRC là gì? Cấu trúc tổng quan và vai trò khi áp dụng tiêu chuẩn BRC

BRC là gì? Cấu trúc tổng quan và vai trò khi áp dụng tiêu chuẩn BRC

1. BRC LÀ GÌ?


BRC là một tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế được đưa ra bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (viết tắt của BRC - British Retail Consortium). Tiêu chuẩn này ra đời năm 1998 và được thiết lập cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu của các nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ Anh Quốc. Giờ đây, cũng có rất nhiều nước trong khối thịnh vượng chung như Úc, NewZealand chấp nhận tiêu chuẩn này. 
 
Hiện nay, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn (công ty phân phối) của các nước phát triển tại châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á, châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này. Đạt chứng nhận BRC có thể cải thiện cơ hội tại thị trường EU và Mỹ, như chiếc vé thông hành giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường EU và Mỹ dễ dàng hơn.
Sau khi được xuất bản đầu tiên năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng được phát triển phổ biến kéo theo cả các nhà sản xuất quốc tế vào trong chuỗi cung ứng, thỏa mãn các tiêu chí của Viện An toàn thực phẩm sáng lập bới CIES – là diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu bao gồm CEOs và quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (hoạt động gần 200 ngàn gian hàng) và thành viên của những công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau.
 
Phiên bản mới nhất là BRC food Issue 8 được ban hành năm 2018. Phiên bản này cam kết quản lý tập trung chủ yếu vào Chương trình phân tích an toàn thực phẩm dựa trên hệ thống phân tích và kiểm soát nguy hiểm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ. Ngoài ra, với sự cần thiết ngày càng tăng của giám sát môi trường của vi sinh vật trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, người ta đã chú trọng hơn đến việc phòng vệ thực phẩm và phòng chống gian lận thực phẩm.

BRC Food bao gồm các yêu cầu kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp nhà phân phối đảm bảo ứng phó kịp thời với sự thay đổi để luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN BRC
Tiêu chuẩn BRC bao gồm nhiều phiên bản và loại, tùy thuộc vào ngành công nghiệp cụ thể. Các phiên bản chính bao gồm:
BRC Global Standard for Food Safety: Đây là phiên bản chính của tiêu chuẩn BRC và tập trung vào quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm.
BRC Global Standard for Packaging and Packaging Materials: Đây là phiên bản áp dụng cho ngành sản xuất và đóng gói vật liệu đóng gói.
BRC Global Standard for Consumer Products: Áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng khác ngoài thực phẩm, bao gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm gia dụng, và nhiều loại sản phẩm khác.

BRC LÀ GÌ?
BRC là một tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế được đưa ra bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (viết tắt của BRC - British Retail Consortium). Tiêu chuẩn này ra đời năm 1998 và được thiết lập cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu của các nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ Anh Quốc. Giờ đây, cũng có rất nhiều nước trong khối thịnh vượng chung như Úc, NewZealand chấp nhận tiêu chuẩn này. 
 
Hiện nay, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn (công ty phân phối) của các nước phát triển tại châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á, châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này. Đạt chứng nhận BRC có thể cải thiện cơ hội tại thị trường EU và Mỹ, như chiếc vé thông hành giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường EU và Mỹ dễ dàng hơn.
Sau khi được xuất bản đầu tiên năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng được phát triển phổ biến kéo theo cả các nhà sản xuất quốc tế vào trong chuỗi cung ứng, thỏa mãn các tiêu chí của Viện An toàn thực phẩm sáng lập bới CIES – là diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu bao gồm CEOs và quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (hoạt động gần 200 ngàn gian hàng) và thành viên của những công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau.
 
Phiên bản mới nhất là BRC food Issue 8 được ban hành năm 2018. Phiên bản này cam kết quản lý tập trung chủ yếu vào Chương trình phân tích an toàn thực phẩm dựa trên hệ thống phân tích và kiểm soát nguy hiểm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ. Ngoài ra, với sự cần thiết ngày càng tăng của giám sát môi trường của vi sinh vật trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, người ta đã chú trọng hơn đến việc phòng vệ thực phẩm và phòng chống gian lận thực phẩm.

BRC Food bao gồm các yêu cầu kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp nhà phân phối đảm bảo ứng phó kịp thời với sự thay đổi để luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN BRC
Tiêu chuẩn BRC bao gồm nhiều phiên bản và loại, tùy thuộc vào ngành công nghiệp cụ thể. Các phiên bản chính bao gồm:
BRC Global Standard for Food Safety: Đây là phiên bản chính của tiêu chuẩn BRC và tập trung vào quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm.
BRC Global Standard for Packaging and Packaging Materials: Đây là phiên bản áp dụng cho ngành sản xuất và đóng gói vật liệu đóng gói.
BRC Global Standard for Consumer Products: Áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng khác ngoài thực phẩm, bao gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm gia dụng, và nhiều loại sản phẩm khác.

2. 7 YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN BRC

 

1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
2. Kế hoạch an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn:  Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
3. Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
4. Hành động khắc phục và phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
5. Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt: Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
7. Dọn dẹp và vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt - vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
9. Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
10. Đào tạo: Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

3. VAI TRÒ, LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm – BRC được thiết lập tích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.

* Vai trò của tiêu chuẩn BRC:
- Tham gia điều chỉnh hoạt động thương mại, phân phối, tiêu dùng và thiết lập các chuẩn mực cho một số sản phẩm: Thực phẩm, bao bì, hàng tiêu dùng.
- Tham gia xây dựng các quy định pháp lý của Anh và Châu  u liên quan đến thương mại, phân phối và tiêu dùng.
* Lợi ích khi áp dụng BRC:
Đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm: Tiêu chuẩn BRC giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch qua thực phẩm và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm: BRC giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm và đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm.
Xác Định và Quản Lý Rủi Ro: BRC yêu cầu doanh nghiệp xác định và quản lý rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật: BRC giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. 
Mở Cửa Cơ Hội Tiếp Cận Thị Trường Mới: Chứng nhận BRC mở cửa cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Nó phù hợp với các yêu cầu được Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA - Food Safety Modernization Act) của Mỹ chấp nhận đối với các nhà cung ứng thực phẩm hoặc các chuỗi cung ứng thực phẩm cho thị trường Hoa Kỳ.
Uy Tín Thương Hiệu: BRC củng cố uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.
Hỗ Trợ Xuất Khẩu: BRC là yếu tố quyết định khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm thực phẩm đến các thị trường quốc tế.

Mọi chi tiết hãy liên hệ ngay hotline: 0377 55 77 52 hoặc email: cskh@dn-cert.com


Tin tức liên quan

TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018
TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

127 Lượt xem

ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

108 Lượt xem

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

HỆ THỐNG ISO 9001
HỆ THỐNG ISO 9001

172 Lượt xem

Với sự hội nhập quốc tế thì ngày càng có nhiều đơn vị áp dụng và mong muốn được chứng nhận ISO 9001. Chương trình tư vấn ISO 9001 của DNC giúp các doanh nghiệp và tổ chức triển khai ISO 9001 hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng được chứng nhận ISO 9001.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng